Chế biến Yến sào thành các món ăn thơm ngon bổ dưỡng có thể không khó, nhưng cũng không phải là dễ dàng gì. Vậy nên các bạn có thể tham khảo thêm về cách sơ chế Yến thô như thế nào là sạch nhất và nhanh nhất, giữ được các dưỡng chất cần thiết có trong tổ Yến. Cách sơ chế yến thô sạch và nhanh nhất là nội dung chính mà ngannguyenhm.com sẽ gửi đến bạn trong bài viết này hôm nay.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Cách sơ chế Yến thô sạch lông nhanh chóng ngay tại nhà
Có 2 điểm cần lưu ý mà YẾN Sào Ngân Nguyễn muốn nói ở đây là: chọn mua tổ yến chất lượng và làm sạch yến trước khi nấu.
Chuẩn bị dụng cụ làm sạch lông yến
Để việc nhặt lông và loại bỏ tạp chất một cách nhanh sạch thì bạn nên chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết như sau:
- Một thau sạch để ngâm Yến sào.
- Nhíp nhặt lông Yến chuyên dụng.
- Một cái rây lỗ nhỏ sạch.
- Một cái muỗng và một đĩa trắng để đựng yến sạch.
Hướng dẫn cách sơ chế yến thô rút lông nhanh gọn
- Bước 1: Ngâm tổ yến sào trong khoảng 1 đến 2 tiếng (tùy theo chất lượng của Yến sào và độ dày mỏng của tổ yến). Bạn nên ngâm tổ Yến sao cho đến khi các sợi tổ yến nở tơi và mềm ra.
- Bước 2: Khi Yến mềm và tơi thì đổ vào rây để lọc hết nước cho vào đĩa và lấy chén nước sạch.
Tiến hành việc nhặt lần đầu gồm những lông tơ lớn và những tạp chất (vôi, đất, v.v,.. ) và một số lông kim ( là loại lông nhỏ khó nhặt ). Sau mỗi lần nhặt lông Yến thì nhúng đầu nhíp vào nước sạch để rửa. - Bước 3: Nhặt xong lần đầu khi tổ Yến tương đối sạch và khi còn lại một số lông kim và tạp chất nhỏ khá khó nhặt. Sau khi nhặt đã sạch thì gắp từng phần Yến bỏ vào ray và để vào tô nước.
Sau đó dùng muỗng khuấy nhẹ để làm những lông nhỏ khó nhặt nhất rớt ra. Lưu ý không để Yến sào tiếp xúc với nước trong khoảng thời gian lâu vì sẽ dễ làm mất đi những dưỡng chất vốn có trong tổ yến.
- Bước 4: Làm lại các thao tác ở bước 3 thêm một lần nữa. Lúc này ta sẽ có được phần tổ yến đã sạch lông, không còn bụi bẩn và tạp chất.
Sau đó đặt vào nồi chưng Yến chuyên dụng, cho nước vào nồi khoảng ¼ thân của chén. Đậy nắp nồi lại và vặn cho lửa lớn vừa đủ. Chờ đến khi nước sôi lên thì giảm cho lửa liu riu nhỏ lại khoảng từ 20 đến 30 phút. Cũng không nên chưng quá lâu vì sẽ làm các sợi Yến bị nhão đi và mất chất dinh dưỡng.
Lưu ý: Nếu không thể nhìn xuyên qua nắp thì nên thường xuyên kiểm tra xem phần Yến trong nồi đã đạt đến độ mềm mong muốn chưa. Sau đó tắt lửa và cho đường phèn vào, có thể cho thêm gừng nếu muốn để khử mùi tanh của Yến và gừng còn tác dụng là làm ấm bụng. Bằng cách này khi bạn chưng xong thì dùng ngay khi nóng hay để vào ngăn mát để làm lạnh khi ăn đều cảm thấy vị ngon bổ của Yến sào.
Các lưu ý khi tiến hành cách sơ chế Yến thô, làm sạch và sử dụng tổ yến thô
Các món ăn được chế biến từ Yến thì luôn có mùi vị ngon bổ khi mà chế biến theo đúng cách và thời điểm ăn Yến vào khoảng thời gian hợp lý thì Yến mới được cơ thể hấp thụ nhanh chóng.
Khi chế biến yến sào cần lưu ý điều gì ?
Theo khoa học và kinh nghiệm sử dụng Yến sào nhiều năm của nhiều người ăn Yến thì cách chế biến tổ yến ngon bổ dưỡng nhất là chưng cách thủy. Bởi vì kiểu chế biến này sẽ giữ nguyên vẹn dưỡng chất của tổ yến nguyên bản nhất.
Dù là chế biến Yến sào thành nhiều món ăn khác nhau thì cũng nên chưng cách thủy Yến sào riêng, rồi sau đó mới dùng để chế biến thành các món ăn.
Khi chưng Yến sào thì không được mở nắp thường xuyên vì sẽ làm tổ yến sào mất chất. Không được dùng các loại thố có chất liệu là inox, nhôm để chưng yến mà nên dùng loại thố sứ có nắp đậy. Vì dùng loại thố này sẽ giữ được nhiệt tốt, nắp đậy làm nhiệt trong thố không bị hao hụt đi, vậy nên yến sào trong thố sẽ nở được tối đa và đạt độ ngon nhức nách.
Bảo quản yến sào sau khi chưng ở điều kiện bình thường thì có thể bảo quản được tối đa đến 1 tuần nhớ là Yến phải được đậy kín, đảm bảo sạch sẽ, không nhiễm vi sinh vật.
Hướng dẫn sử dụng yến sào đúng cách cho từng đối tượng
Khi sử dụng yến sào thì không nên ăn hay uống Yến quá nhiều cùng một lúc, một khoảng thời gian gần vì có dùng Yến như vậy thì có bao nhiêu Yến sào đi nữa cũng không thể bồi bổ thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể hơn, giới hạn hấp thu Yến của cơ thể là có mức độ nên chỉ có là lãng phí Yến chứ không thể hấp thu được hết vào cơ thể. Ở mỗi độ tuổi, mỗi thể trạng của mỗi người, cơ thể hấp thụ Yến cũng khác nhau.
Sau đây là liều lượng nên dùng yến cho từng đối tượng:
- Trẻ em: Có thể ăn khoảng 2 đến 3gram tổ yến / 2 lần / 1 tuần là đủ.
- Người già, người lớn tuổi thì sử dụng không quá 10gram Yến sào/ mỗi lần.
- Đối với phụ nữ mang thai: Tốt nhất nên ăn yến sào từ tháng thứ 3 trở lên và khi bắt đầu dùng Yến thì nên dùng 2 lần /tuần/ 1 lần một ít/ 1-2gram/ngày. Sau đó, có thể tăng lên 3-5gram/ngày. Nên cho thêm vài lát gừng vào Yến để làm ấm bụng, món Yến sẽ càng thêm thơm ngon hơn.
- Đối với người ốm bệnh, có sức khỏe không tốt thì nên sử dụng mỗi lần / 1 tai yến (10gram)/ tuần 3-4 lần. Khi cảm thấy khỏe hơn thì nên giảm liều lượng sử dụng Yến xuống và nên duy trì đều đặn tầm 2-3 lần/ mỗi tuần chứ không nên tạm ngừng dùng.
- Người bình thường: nên ăn khoảng 5gram/ngày là đủ. Liều lượng này đủ để đảm bảo cho cơ thể nhận đủ lượng dinh dưỡng từ tổ yến mà không lo tốn kém và vừa hợp lý về kinh tế.
Nếu như bạn là người bận rộn, không có nhiều thời gian để làm sạch tổ Yến thô thì có thể chọn mua các sản phẩm yến sào chưng sẵn của YẾN Sào Ngân Nguyễn.